Sách Tân ước

Kinh Thánh song ngữ Việt-Anh (trọn bộ)

BỐI CẢNH LỊCH SỬ và TRƯỚC TÁC TÂN ƯỚC
Giữa lúc các hoàng đế Lamã cai trị hầu hết những miền có dân cư trên đất. Tại một thị trấn nhỏ bé xứ Palestine, một người ra đời làm thay đổi cục diện thế giới, đó là Chúa Jesus ở Naxarét.
Đây không là sự kiện bất ngờ mà là kết quả của sự chuẩn bị lâu dài của chính Thượng Đế sắp xếp ( GaGl 4:4 ) : Do Thái và Tôn giáo họ -Hy lạp và Ngôn ngữ họ – La Mã và Tổ chức xã hội,chính trị của họ
I. CÔNG CUỘC CHUẨN BỊ NGƯỜI DO THÁI
a. Đặc ơn :
1. Đức Chúa Trời chọn làm “nước thầy tế lễ, dân thánh” (XuXh 19:6 ) làm sứ giả của Ngài cho các dân tộc
2. Họ đã thất bại vì bất tuân và thờ hình tượng
b. Đại tản lạc và ảnh hưỡng :
1. Năm 587 TC bị Nêbucátnếtsa bắt làm phu tù qua xứ Babylôn
2. Từ trung tâm phu tù, họ tản lạc khắp thế giới
3. Truyền bá đặc điểm DoThái: Độc thần và Luật pháp Thượng Đế
4. Năm 250-150 TC Bộ Cựu Ước tiếng Hêbơrơ được dịch ra tiếng Hylạp tại Alexandria Aicập, gọi là Bản Bảy mươi ( Septuangint )
c. Đảng Tôn giáo Do Thái: Khoảng giữa thế kỷ thứ hai TC
1. Đảng Sađusê:. Là những chính trị gia có thế lực gồm các thựơng tế ( high priest : Ttltp ) và những nhân viên cao cấp trong Tòa công luận (Sanhedrin gồm 71 thầy tế lễ ). Chỉ tin ngũ kinh, không tin thiên sứ, sự sống lại.
2. Đảng Pharisi:
. Đoàn thể lớn hơn, đa số là các học giả và giáo sư Cựu Ước
. Nổi tiếng chính thống. Tin Cựu Ước, dạy về sự sống lại và phán xét cuối cùng,nhận sự hiện hữu của thiên sứ và các thần linh.
. Bị Chúa Jesus lên án không phải mất chính thống mà vì Nhấn mạnh điều không quan trọng mà lãng bỏ điều thiết yếu trong Luật pháp (Mat Mt 23:23, 24 )
II. CÔNG CUỘC CHUẨN BỊ NGƯỜI HY LẠP
a. Một ngôn ngữ và một thế giới :
. Đó là tham vọng của Alexander đại đế, con vua Philip ở Macedon.
. 334-323 TC Alexander chinh phục cả Cựu thế giới như cơn lốc.
. Alexander lập tiếng Hylạp làm ngôn ngữ chung ( langua franca ) và văn hóa Hylạp làm mẫu mực tư tưởng và lối sống.
. Dù đế quốc bị phân hóa ( do vua chết yểu ) nhưng chủ trương kết quả.
b. Ảnh hưỡng ngôn ngữ Hylạp :
. Cung cấp phương tiện truyền bá sứ điệp CơĐốc.
. Các sứ đồ giảng dạy bằng tiếng Hylạp và Tân Ước viết bằng tiếng Hylạp, ngôn ngữ chung của thế giới thời đó.
III. CÔNG CUỘC CHUẨN BỊ NGƯỜI LAMÃ
a, Đặc tính Đế quốc LaMã :
. Nổi tiếng về việc Duy trì Luật pháp và Trật Tự với các Tổng Trấn.
. Kéo dài từ Điạ Trung Hải phía Tây đến Ơphơrát ở Cận Đông.
b. Ảnh hưỡng Tổ chức LaMã :
. Tạo được 1 thời kỳ hòa bình dưới triều Sêsa Augúttơ ( Augustus ) nhờ Luật pháp Trật tự và tiềm năng quân sự ưu việt.
. Hệ thống đường sá hoàn chỉnh (lát đá) và an toàn, đi lại dễ dàng.
. Tiêu cực: Suy đồi luân lý, tôn giáo ( tôn giáo nhà nước hình thức, triết học thiếu sức sống, phái huyền bí giao thông các thần linh ) tạo niềm khao khát một sự cứu chuộc.
IV. PALESTINE VÀO THẾ KỶ ĐẦU TIÊN
a. Chính quyền Do Thái:
1. Hêrốt Đại vương: Được LaMã bổ nhiệm từ 37 TC đến 4 TC.
Triều đại của Âm mưu và Đổ máu trong đó có Tàn sát trẻ thơ.
2. Hêrốt Antipas ( 4-39 SC ) giết Giăng Báptít vì Hêrôđia (Mat Mt 14:1-36).
Chúa Jesus gọi là “chồn cáo” (LuLc 13:32 ), dự phần xử án ĐCJ.
3. Hêrốt Agrippa I sát hại Giacơ, bỏ tù Phierơ và chết vì trùng đục.
4. Hêrốt Agrippa II ( 50-100 SC ) xuất hiện trong Cong Cv 25:1-26:75.
b. Chính quyền LaMã :
Bônxơ Philát người kết án Chúa dù xác nhận Ngài vô tội (GiGa 19:1-42).
Bị Tiberius truất quyền vì tấn công người Samari và triệu hồi ( 36. SC ).
c. Tổ chức Tôn Giáo Do Thái :
1. Quản Trị: Do Thượng Tế và Hội đồng quản hạt ( Sanhedrin ).
2. Đền Thờ: Tại Giêrusalem ( đền thờ Hêrốt ) biểu tợng hy vọng và khí thế tôn giáo. Dân chúng về dự trong ba đại lễ ( VQ,Ngũ Tuần,Lều Tạm ).
3. Nhà Hội: Thay thế đền thờ, nơi học hỏi và cầu nguyện.
d. Bối cảnh: Người DoThái tin Cựu Ước là sách của Thượng Đế.
Người DoThái đang trông đợi Chúa cứu thế đến giải cứu (LuLc 2:25 ).
Chúa Jesus đã đến khi “kỳ hạn đã được trọn” ( theo chương trình ).
V. CÔNG CUỘC TRỨƠC TÁC TÂN ƯỚC
1. Chia theo thời gian :
. Sách Giacơ sớm nhất ( 45 SC ).
. Thư tín Phaolô liệt vào những tài liệu đầu tiên ( Galati 47-48 SC, Têsalônica được viết tại Côrinhtô thời Gallio 50-51 SC ).
. Các sách sđ Giăng là sách sau chót đề cập đến sự cứu rỗi :
Phúc âm Giăng : Bản chất của sự cứu rỗi.
Thư I. Giăng: Sự bảo đảm của sự cứu rỗi.
Khải huyền: Chung cuộc của sự cứu rỗi.
2. Chia theo văn thể: Phản ảnh thứ tự luận lý trong chương trình Thượng Đế. 27 sách chia làm 3 nhóm :
a. Nhóm Sử Ký: Các sách Phúc âm và Công vụ thiết lập căn bản lịch sử cần thiết : Đời sống Chúa Jesus và hình thành HT là nền tảng :
. Mathiơ: Chúa Jesus là Vua dân Do Thái; Nhấn mạnh lời tiên tri và giáo huân của Chúa. Mác: Chúa Jesus là đầy tớ của Chúa, bận rộn với công việc Cha. Nhấn mạnh hoạt động nhất là hoạt động cứu chuộc
. Luca: Chúa Jesus là Con Người, đại diện toàn hảo của nhân loại, đến tìm và cứu kẻ bị mất. Nhấn mạnh lòng khoan nhân, từ ái của Chúa.
. Giăng: Chúa Jesus là Con Thượng Đế, là Đạo vĩnh hằng đến mặc khải Thượng Đế. Nhấn mạnh liên hệ giữa Đấng Christ với người xung quanh với những cuộc tiếp xúc cá nhân biến đổi cuộc đời người.
. Côngvụ: Công việc Chúa phục sinh làm qua các sứ đồ bởi Đức Thánh Linh. Nhấn mạnh nguồn gốc và sự bành trướng của Hội Thánh.
b. Nhóm Thư Tín: Diễn giải về con người và công việc Đấng Christ cùng việc áp dụng giáo lý vào đời sống theo Chúa. Trong 21 thư tín ngoại trừ Hêbơrơ và thư tín của Giăng, tất cả đều có tên người viết.
. Thư Phaolô: 9 thư HT 4 thư cá nhân đề cập các vấn đề rắc rối trong HT (trừ Êphêsô ). Phối hợp quân bình giáo lý và thực hành.
. Thư còn lại: Hai nhóm chính :
Vấn đề chịu khổ ( Hêbơrơ, Giacơ, I. Giăng ).
Vấn đề giáo lý giả ( I-II. Phierơ, I-II-III. Giăng và Giuđe ).
c. Sách tiên tri: Khải Huyền đề cập sự phán xét cuối cùng và Chúa sẽ cai trị đời đời (KhKh 11:15 ).
Thật như HeDt 1:1-2, “Đời xưa Đức Chúa Trời đã phán dạy tổ phụ chúng ta nhiều lần nhiều cách, rồi đến ngày sau rốt nầy, Ngài phán dạy chúng ta bởi Con Ngài”

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *